Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép xây dựng

Xoanvpccnh165

Thành Viên
1. Xin giấy phép xây dựng ở đâu?

Để được cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng, người có yêu cầu phải nộp hồ sơ theo Điều 51 Nghị định 175/2025/NĐ-CP đến:

UBND cấp tỉnh: Công trình phải xin cấp GP trên địa bàn tỉnh trừ:

- Công trình cấp III,

- Công trình cấp IV,

- Nhà ở riêng lẻ

UBND cấp huyện:

- Công trình cấp III,

- Công trình cấp IV,

- Nhà ở riêng lẻ

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng gần nhất – Thủ tục đơn giản, giải quyết nhanh chóng.

2. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng

Về cơ bản, hồ sơ xin giấy phép xây dựng mới đều phải có các giấy tờ sau đây:

Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

Một trong các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng.

Quyết định phê duyệt dự án; văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng; kết quả thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế đề nghị cấp giấy phép xây dựng; kết quả thực hiện thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (đối với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng);

Đồng thời, với từng trường hợp khác nhau thì khi xin cấp giấy phép xây dựng phải bổ sung thêm một số loại giấy tờ. Cụ thể:

2.1 Khi xin giấy phép xây dựng mới

Nghị định 175/2024/NĐ-CP đã bổ sung thêm 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng như sau:

Với công trình không theo tuyến, 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng gồm:

- Bản vẽ tổng mặt bằng toàn dự án, mặt bằng định vị công trình trên lô đất;

- Bản vẽ kiến trúc các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình;

- Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng;

- Bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình;

- Bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án.

Với công trình theo tuyến thì 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng gồm:

Sơ đồ vị trí tuyến công trình;

- Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình;

- Bản vẽ các mặt cắt dọc và mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình;

- Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng;

- Bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình;

- Bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án.

aCMMnwj.jpeg

2.2 Hồ sơ xin GP sửa chữa, cải tạo

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo

- Giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp GP

- Bản vẽ hiện trạng đã được phê duyệt:

Có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị

Ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận

Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình.

(Những quy định về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng được nêu tại Điều 55 - Điều 60 Nghị định 175/2024/NĐ-CP).

3. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng

Quy trình cấp giấy phép xây dựng và điều chỉnh giấy phép xây dựng được quy định Điều 52 Nghị định 175/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Điều 102 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 như sau:

Bước 1: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

Bước 2: Cơ quan cấp giấy phép xây dựng

- Tiếp nhận; kiểm tra hồ sơ;

- Ghi giấy biên nhận (hồ sơ đáp ứng)

- Hướng dẫn để hoàn thiện hồ sơ (hồ sơ không đáp ứng)

- Trong 07 ngày làm việc:

Thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa:

Xác định tài liệu thuế, không đúng quy định/thực tế

Thông báo 01 lần bằng văn bản để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ

Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.
Nếu vẫn tiếp tục không đáp ứng nội dung thông báo thì thông báo lý do không cấp giấy phép trong 03 ngày làm việc.

Idy43dB.jpeg
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối chiếu và gửi văn bản lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình.

Trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình.

Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;

Bước 4:

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 20 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng công trình và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ.

Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì có thể gia hạn không quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn nhưng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện.

Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Thủ tục, hồ sơ và trình tự xin cấp giấy phép xây dựng từ ngày 30/12/2024 theo Nghị định 175/2024/NĐ-CP. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:


MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
 

Cài Đặt Win Và Phần Mềm Máy Tính Online

Danh sách các Website diễn đàn rao vặt

Top